Loài hoa tưởng chỉ trưng cho đẹp ai ngờ là “thần dược” với sức khỏe, sắc đẹp, làm chậm lão hóa cho phụ nữ

Loài hoa tưởng chỉ trưng cho đẹp ai ngờ là “thần dược” với sức khỏe, sắc đẹp, làm chậm lão hóa cho phụ nữ

Loài hoa tưởng chỉ trưng cho đẹp ai ngờ là “thần dược” với sức khỏe, sắc đẹp, làm chậm lão hóa cho phụ nữ

Không chỉ đẹp và thơm, hoa hồng còn có thể trở thành bài thuốc quý giúp chị em phụ nữ khỏe, trẻ đẹp lâu hơn.

Nhắc tới hoa hồng, nhiều người nghĩ ngay tới biểu tượng của cái đẹp của tình yêu. Nhưng loại hoa tưởng chỉ trưng cho đẹp, cho thơm này nếu biết tận dụng có thể trở thành “thần dược” với chị em phụ nữ. Cách tận dụng hoa hồng trong cuộc sống hàng ngày cũng rất đa dạng, từ pha trà tới kết hợp với các món ăn, đun nước tắm rửa, xông hơi… và còn là vị thuốc quen trong y học cổ truyền.

Những lợi ích sức khỏe bất ngờ từ hoa hồng

Về dược tính, hoa hồng là một vị thuốc thơm mát, không độc. Y học cổ truyền cho rằng hoa hồng có vị ngọt, tính ấm, tác dụng hoạt huyết, điều kinh, tiêu viêm, tiêu sưng. Đồng thời mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe khác, đặc biệt là đối với chị em phụ nữ.

- Tốt cho gan: Uống trà hoa hồng hoặc dùng hoa hồng kết hợp với các vị thuốc khác trong y học cổ truyền được cho là tốt cho sức khỏe của gan, nhất là làm dịu gan. Loại hoa này cũng có tác dụng tăng cường khí huyết, thải độc cho gan, giảm cảm giác đau hoặc khó chịu do viêm, nóng gan.

Loài hoa tưởng chỉ trưng cho đẹp ai ngờ là “thần dược” với sức khỏe, sắc đẹp, làm chậm lão hóa cho phụ nữ - Ảnh 1.

Uống trà hoa hồng điều độ giúp chị em khỏe đẹp từ trong ra ngoài (Ảnh minh họa)

- Chữa bầm tím, làm dịu vết thương, giảm đau: Hoa hồng thường có tác dụng nhất định trong việc kích hoạt tuần hoàn máu và loại bỏ ứ máu nên dùng khi bầm tím rất hiệu quả. Tính chất kháng khuẩn từ hoa hồng có thể giúp làm dịu vết thương. Vì vậy mà có thể dùng nước hoa hồng để làm mờ vết sẹo, vết thâm nám. Các bài thuốc dân gian từ hoa hồng còn được sử dụng để hỗ trợ điều trị bỏng, hỗ trợ giảm đau.

- Tốt cho tiêu hóa, nhất là dạ dày: Từ xa xưa, hoa hồng đã được các lương y sử dụng để điều trị chứng tiêu chảy, trướng bụng do căng tức dạ dày. Một số nghiên cứu cho thấy, tinh chất từ hoa hồng có thể ảnh hưởng tích cực tới quá trình tiêu hóa tiết mật và tuần hoàn. Vì vậy trong y học dân gian, bài thuốc từ hoa hồng có thể hỗ trợ điều trị đầy hơi và đau bụng.

- Kháng viêm, giảm nguy cơ ung thư: Một nghiên cứu năm 2013 của Mỹ đã cho thấy hàm lượng anthocyanin cao trong hoa hồng giúp kháng viêm rất tốt. Cộng thêm hoa hồng là nguồn cung cấp vitamin C vốn được biết đến với đặc tính chống oxy hóa, kháng viêm. Nó cũng giàu vitamin B1, B2, K, beta-carotene cùng các hoạt chất như bioflavonoid, tannin và pectin giúp chống lại nhiễm trùng và giảm viêm nên có thể góp phần giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư.

- Giảm căng thẳng, chữa đau đầu, giúp ngủ ngon: Liệu pháp xông hơi bằng nước hoa hồng hoặc tinh dầu hoa hồng có thể làm dịu cơn đau đầu và chứng đau nửa đầu. Đắp một miếng gạc ngâm trong nước hoa hồng lên đầu trong vòng 45 phút có thể giúp bạn làm dịu cơn đau đầu. Hoặc việc tắm, ngâm mình, rửa mặt với nước ấm cùng hoa hồng giúp giảm căng thẳng, thư giãn hơn. Uống trà hoa hồng giúp làm dịu tâm trí và ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn.

Loài hoa tưởng chỉ trưng cho đẹp ai ngờ là “thần dược” với sức khỏe, sắc đẹp, làm chậm lão hóa cho phụ nữ - Ảnh 2.

Cánh hoa hồng còn có thể chế biến thành vị thuốc hoặc thực phẩm tốt cho sức khỏe, sắc đẹp (Ảnh minh họa)

- Điều hòa kinh nguyệt, tốt cho tử cung, phòng bệnh phụ khoa: Y học cổ truyền cho rằng trà hoa hồng có tác dụng kích hoạt tuần hoàn máu, tán ứ, điều hòa kinh nguyệt, giảm đau, kháng viêm nên rất tốt cho sức khỏe phụ nữ. Y học hiện đại đã có rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng loại đồ uống này có tình kháng viêm rất cao, lại bồi bổ tử cung và tăng cường miễn dịch, điều hòa nội tiết tố nữ, giảm nguy cơ viêm vùng kín.

Lợi ích làm đẹp, làm chậm lão hóa của hoa hồng

Bản thân hoa hồng đã là hiện thân của cái đẹp, nhưng nó còn mang lại nhiều lợi ích làm đẹp cho chị em phụ nữ từ trong ra ngoài.

- Làm đẹp da: Chiết xuất trong cánh hoa hồng bao gồm các chất chống oxy hóa như polyphenol, anthocyanin và flavonoid có công dụng chống viêm. Nhờ vậy mà tinh chất hoa hồng có thể bảo vệ da khỏi tác động của bức xạ tia cực tím, giảm thâm nám. Giàu vitamin C, nước hoa hồng cũng góp phần giảm mẩn đỏ, kích ứng da và hỗ trợ điều trị mụn trứng cá, cấp ẩm. Uống trà hoa hồng còn giúp lưu thông khí huyết, da hồng hào, khỏe đẹp từ bên trong.

- Giảm phù nề, thâm mắt và làm hồng môi: Chị em có thể dùng trà hoa hồng hoặc đắp mặt, rửa mặt với hoa hồng để giảm quầng thâm mắt, làm hồng môi hiệu quả. Bởi ngoài hấp thụ tinh chất từ hoa hồng, loài hoa này còn giúp lưu thông khí huyết, tán máu ứ, đào thải độc tố, giảm căng thẳng, cải thiện chất lượng giấc ngủ… Từ đó giảm các triệu chứng sưng phù, thâm quầng mắt hay môi xỉn màu, sắc mặt nhợt nhạt.

- Hỗ trợ thải độc, giảm cân: Cánh hoa hồng có chứa các hợp chất giúp cải thiện quá trình trao đổi chất cũng như loại bỏ độc tố khỏi cơ thể có lợi cho việc giảm cân. Ngoài ra, trà cánh hoa hồng còn làm thỏa mãn các giác quan, giúp kéo dài thời gian no, thúc đẩy giảm cân một cách tự nhiên.

Loài hoa tưởng chỉ trưng cho đẹp ai ngờ là “thần dược” với sức khỏe, sắc đẹp, làm chậm lão hóa cho phụ nữ - Ảnh 3.

Từ lâu, hoa hồng đã phổ biến trong việc làm đẹp, giảm căng thẳng của chị em phụ nữ (Ảnh minh họa)

- Làm chậm lão hóa: Nếu chị em muốn trẻ lâu, chậm lão hóa thì không thể bỏ qua những cách tận dụng hoa hồng. Bởi loại hoa ai cũng tưởng chỉ trưng cho đẹp này rất giàu chất chống oxy hóa. Tiêu biểu như anthocyanin, polyphenol, beta-carotene, các vitamin A, D, E, C… Ngoài duy trì vẻ đẹp ngoại hình, đây còn là những hợp chất giúp chống lại tác động của các gốc tự do - phân tử phản ứng gây tổn thương tế bào và dẫn đến mất cân bằng oxy hóa, liên quan đến nhiều tật và lão hóa sớm.

Tuy hoa hồng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe, sắc đẹp, nhưng cũng cần lưu ý khi sử dụng. Chị em nên cố gắng lựa chọn hoa hồng có nguồn gốc rõ ràng, uy tín để hạn chế dư lượng thuốc trừ sâu. Khi sử dụng, hãy nhớ sơ chế kỹ, đảm bảo vệ sinh. Đồng thời, khâu bảo quản cũng cần kỹ càng, tránh nấm mốc gây hại. Nhất là với các phương pháp dung nạp trực tiếp hoa hồng vào cơ thể như uống trà hay chế biến món ăn.

Nguồn và ảnh: Sohu, Top Beauty, Life Time